Nhà gỗ kẻ truyền có kết cấu mái nhà như thế nào?

Kết cấu mái nhà cổ truyền nổi bật với hệ thống cấu kiện liên kết chặt chẽ với nhau theo kiểu lớp chồng lớp. Chính kỹ thuật này khiến cho bộ mái nhà trở nên vững chãi và kiên cố trước thời tiết. Cùng tìm hiểu chi tiết về kết cấu phần mái những ngôi nhà gỗ cổ truyền với chúng tôi thông qua bài viết dưới đây. 

Lợp mái nhà gỗ

Hệ thống kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền 

Hệ thống kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền gồm các cấu kiện: hoành – rui – mè – gạch màn – ngói ta nung truyền thống. Chi tiết như sau: 

Cấu kiện hoành trong hệ thống kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền 

kết cấu mái nhà gỗ
Cấu kiện hoành trong mái nhà
  • Khi nhìn lên bộ mái nhà gỗ kẻ truyền chúng ta thấy có những thanh ngang nằm song song so với chiều dài của nhà và có kích thước lớn so với các kích thước khác trong cấu kiện mái. Đó gọi là hoành. 
  • Đây chính là dầm chính đỡ mặt mái. Hoành sẽ vuông góc với khung nhà. 
  • Kích thước của hoành khác nhau tùy vào từng nhà. Điều này sẽ phụ thuộc vào kích thước căn nhà, lòng gian nhà gỗ kẻ truyền. 

Cấu kiện rui trên mái nhà 

kết cấu mái nhà gỗ
Bác thợ đang thi công rui trên mái nhà
kết cấu mái nhà gỗ
Rui triện chữ Thọ khi đứng từ trong nhà nhìn lên mái
  • Rui sẽ được lắp đặt vuông góc với hoành và nằm gối lên hoành trong kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền. 
  • Rui là dầm phụ trung gian đặt theo chiều dốc của mái. Rui và hoành tạo nên hệ thống hình lưới giúp phân tán, và tản lực mái xuống các cấu kiện trong nhà. 
  • Khoảng cách của các rui lớn nhỏ tùy thuộc vào kích thước của căn nhà gỗ kẻ truyền. 
  • Rui thường được lợp 2 lớp: một lớp rui để trơn đan xen với một lớp rui triện cài chữ Thọ. 
  • Khi đứng trong căn nhà gỗ cổ truyền, ngước lên nhìn phần mái sẽ thấy hoa văn chữ Thọ đục trên rui rất đẹp mắt và mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình. 

Cấu kiện mè trong bộ mái nhà gỗ cổ truyền 

kết cấu mái nhà gỗ
Mè nằm gối lên rui và song song với hoành
  • Mè là các dầm phụ nhỏ nằm gối lên rui, mè đặt vuông góc với rui và song song với hoành. 
  • Các thanh mè sẽ được lợp sát vào nhau để cho khoảng cách giữa chúng là nhỏ nhất chỉ vừa đủ khoảng trống để lợp ngói. 

Gạch màn trong kết cấu mái nhà gỗ 

  • Đối với kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền sẽ lợp thêm một lợp gạch màn. 
  • Gạch màn là loại gạch lá nem làm bằng đất nung.
  • Khi lợp gạch màn trước, căn nhà sẽ hạn chế được tình trạng nắng nóng, hay bị nước mưa dột vào trong nhà. 
  • Ngoài ra, gạch màn còn tạo độ phẳng cho bề mặt mái giúp việc lợp ngói diễn ra dễ dàng hơn. 

Ngói ta nung truyền thống 

kết cấu mái nhà gỗ
Ngói lợp mái nhà
  • Loại ngói thường được sử dụng trong khi lợp ngói nhà kẻ truyền là ngói ta nung thủ công truyền thống. 
  • Ngói này làm bằng đất nung được nung ở nhiệt độ cao có khả năng chống thấm, chống dột và chống nóng hiệu quả. 
  • Ngói có màu sắc đẹp mắt tương đồng với màu gỗ và đem lại cho không gian cảm giác ấm cúng. 

Trang trí bộ mái nhà gỗ kẻ truyền 

Mái nhà gỗ kẻ truyền được làm rất đẹp và trang trí những hoa văn, họa tiết tạo cho phần mái vẻ đẹp thanh thoát, cổ truyền. Trên mái của ngôi nhà này thường trang trí những vật sau: 

kết cấu mái nhà gỗ
Mái nhà có trang trí đấu, họa tiết hoa văn cổ, gạch hoa chanh
  • Đấu: đấu là vật trang trí bằng bê tông nổi bật trên mái nhà gỗ kẻ truyền. 
  • Triện góc: triện góc có hình các hoạt tiết cổ uốn xoắn mềm mại ở đầu các góc. Triện góc tạo vẻ đẹp mềm mại cho phần mái nhà. 
  • Gạch hoa chanh: Chạy dưới bờ nóc là một hàng gạch hoa chanh có tác dụng trang trí cho mái nhà. Gạch hoa tranh nhìn từ xa nổi bật với đường diềm màu đỏ chạy dọc mái. 
  • Đại tự: Đại tự là tấm bảng nhỏ bằng bê tông trên có khắc chữ cổ. Đại tự đặt ở chính giữa mái nhà thường sơn màu nổi bật. 

Trên đây là chi tiết kết cấu mái nhà gỗ kẻ truyền. Mời quý vị cùng theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để rõ hơn về căn nhà cổ này. Nếu như quý vị có mong muốn làm nhà cổ và cần sự tư vấn của chuyên gia hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay