Kiến trúc nhà cổ Việt Nam: Nét đẹp văn hóa kiến trúc từ ngàn đời

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam phản ánh những giá trị văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng của người Việt qua nhiều thời kỳ. Nhìn vào những ngôi nhà cổ truyền, như được quay ngược thời gian để trở về với quá khứ, để cảm nhận những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để hiểu hơn về nét đẹp văn hóa kiến trúc của ngôi nhà cổ Việt Nam, mời bạn cùng đọc tiếp bài viết dưới đây.

Nhà gỗ cổ truyền 5 gian 42 cột

Những nét đặc trưng cơ bản trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Những ngôi nhà cổ không chỉ là nơi sinh sống của con người mà còn là biểu tượng cho sự sung túc, thịnh vượng và niềm tự hào của mỗi gia đình. Dưới đây là những nét đặc trưng cơ bản của kiến trúc nhà cổ Việt Nam:

Gian nhà

Trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam, nhà được làm từ 3 -5 gian. Gian chính giữa thường là nơi thờ cúng tổ tiên, là nơi trang trọng và có kích thước lớn nhất. Hai gian bên thường được sử dụng để sinh hoạt, tiếp khách, ngủ nghỉ.

Nhà gỗ 5 gian cổ truyền ngày càng được ưa chuộng
Nhà gỗ 5 gian cổ truyền ngày càng được ưa chuộng

Gian nhà thường được trang trí bằng các bức tranh, câu đối, đồ thờ cúng.Gian nhà thường có hệ thống cửa sổ và cửa ra vào rộng rãi để đón gió và ánh sáng tự nhiên. Thiết kế cao ráo, thoáng mát để phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

Các loại xà

Xà là vật liệu quen thuộc trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam, giúp liên kết giữa các cột trụ, cột đinh cho nhà thêm chắc chắn. Các loại xà nhà cổ Việt Nam gồm:

  • Xà thượng: Nằm ở vị trí cao nhất của bộ khung nhà, liên kết các cột cái với nhau. Chịu lực lớn nhất trong toàn bộ hệ thống khung nhà. Kích thước lớn hơn các loại xà khác và có thể chạm khắc hoa văn tinh xảo.
  • Xà nách: Giúp cột con nối với cột cái để tạo nên một độ cong và dốc cho hệ thống mái nhà. Đồng thời, tăng cường độ cứng cho bộ khung nhà.
  • Xà tử thượng: Xà tử thượng đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các cột con ở phía trên gần đỉnh mái. Để giữ thăng bằng cho phần mái nhà và các phần khác của ngôi nhà.
  • Xà tử hạ: Xà tử hạ là một thanh gỗ nằm ngang trong bộ khung nhà gỗ truyền thống Việt Nam. Có nhiệm vụ liên kết các cột con của phần dưới các khung, giúp cửa hoạt động trơn tru và kín khít.
  • Xà ngưỡng: Vị trí của xà ngưỡng thường nằm ở phần dưới cùng của khung nhà, ngay trên nền nhà. Giúp cho việc nối các vị trí của cột con ở ngưỡng cửa ra vào, gọi là hệ thống bức bàn tạo thành một khung nhà vững chắc.
  • Xà hiên: Trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam, xà hiên là một thanh gỗ dài, nằm ngang, được đặt ở vị trí cao nhất của hiên nhà. Xà hiên là điểm tựa chính cho mái hiên, chịu toàn bộ trọng lượng của mái, tạo thành một khung vững chắc cho hiên nhà.
  • Xà nóc: Là phần được đặt ở đỉnh mái, cao nhất trong ngôi nhà. Chịu tải trọng của mái nhà, liên kết các vì kèo lại với nhau, tạo nên sự vững chắc cho toàn bộ kết cấu mái nhà.
Xà giúp liên kết giữa các cột trụ cho nhà thêm chắc chắn
Xà giúp liên kết giữa các cột trụ cho nhà thêm chắc chắn

Kết cấu mái nhà

Kết cấu mái là điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà. Kết cấu mái nhà trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam bao gồm nhiều bộ phận chính sau:

  • Hoành: Là những cây thanh ngang được đặt theo chiều dài của nhà và tạo thành góc vuông với khung.
  • Rui: Rui là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kết cấu mái nhà cổ truyền Việt Nam. Chịu lực trực tiếp từ lớp ngói lợp mái và tạo độ dốc cho mái nhà, giúp thoát nước mưa hiệu quả
  • : Là những thanh gỗ nhỏ, giao với đui, hoành và lợp ngói lên trên.
  • Ngói: Là vật liệu lợp mái, có tác dụng che mưa, che nắng và tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Ngói được làm bằng đất nung hoặc bê tông, có nhiều loại khác nhau như ngói mũi hài, ngói vảy rồng, ngói âm dương,…
  • Gạch màn: Loại vật liệu này được nung nóng và lợp trên lớp mè, tạo nên một mái nhà phẳng phiu, chống nắng nóng, chống dột và mưa bão.
Phần mái là điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà
Phần mái là điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà

Cột nhà

Cột chính là phần không thể thiếu trong việc đỡ toàn bộ trọng lượng của ngôi nhà. Tuỳ thuộc vào kích thước của ngôi nhà, người xưa đã lựa chọn các cây cột có kích thước lớn, tròn hoặc để đảm bảo tính phù hợp và độ bền vững chắc nhất.

Cột nhà tròn đảm bảo tính phù hợp và độ bền vững chắc
Cột nhà tròn đảm bảo tính phù hợp và độ bền vững chắc

Các chi tiết khác

Ngoài những đặc điểm đã được nhắc đến, kiến trúc nhà cổ Việt Nam còn có những đặc trưng sau:

  • Cửa bức bàn: Là một cấu kiện vật dụng giữa không gian bên trong và bên ngoài của ngôi nhà, tạo ra sự phân chia rõ ràng giữa các hoạt động.
  • Con tiện gỗ: Thuộc vào cấu kiệnphần nội thất của nhà cổ Việt Nam, được sử dụng để làm đẹp và vẫn được giữ lại từ thời xưa, đặc biệt là ở các cầu thang.
  • Bờ nóc: Là phần trên cùng của mái được xây chắc chắn và thường được trang trí với các linh vật phong thủy.
  • Đầu đao: Được mô tả như một chiếc lưỡi đao dài, nằm trên phần mái với đường cong rõ nét và thường được tạo ra ở các góc mái, tạo điểm nhấn đặc biệt cho ngôi nhà.
Hoa văn chạm trổ trên cửa bức bàn
Hoa văn chạm trổ trên cửa bức bàn

Các kiến trúc nhà cổ Việt Nam hiện nay

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam là minh chứng cho lịch sử, văn hóa và truyền thống của dân tộc. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những ngôi nhà cổ vẫn giữ nguyên giá trị từ ngàn đời.

Kiến trúc nhà cổ truyền Bắc Bộ

Kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ là một biểu tượng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Ngôi nhà là nơi sinh hoạt, sum vầy của gia đình, thể hiện mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nét độc đáo của kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ là được xây dựng theo kiểu 3 gian hoặc 5 gian với mái dốc. Khung nhà được làm bằng gỗ, với hệ thống cột, kèo… được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

Tổng thể kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ 3 gian
Tổng thể kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ 3 gian
Không gian bên trong kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ 3 gian
Không gian bên trong kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ 3 gian
Kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ 5 gian
Kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ 5 gian
Không gian bên trong kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ 5 gian
Không gian bên trong kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ 5 gian

Kiến trúc nhà cổ Nam Bộ

Phong cách kiến trúc của nhà ở Nam Bộ thường phản ánh nét văn hóa địa phương và mang tính chất đặc trưng của người dân khu vực đó. Màu sắc của kiến trúc nhà cổ Nam Bộ thường rất đa dạng và sinh động, chủ yếu là các màu nổi bật. 

Nhà cổ Huế

Với biệt danh là ‘nhà vườn’, người Huế từ lâu đã yêu thích kiến trúc nhà vườn. Do vậy mà khoảng 80% những ngôi nhà cổ ở Huế đều có sân vườn ở mọi góc độ, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của cố đô. Những chi tiết trang trí trên tường, mái, và cột đều được điêu khắc tỉ mỉ, thể hiện tay nghề tinh tế của người dân Huế

Lời kết

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam là một kho tàng văn hóa vô giá, thể hiện sự sáng tạo, tinh hoa nghệ thuật và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ. Nét đẹp độc đáo của những ngôi nhà cổ không chỉ thể hiện qua kiến trúc, vật liệu mà còn ẩn chứa trong đó những giá trị văn hóa, tâm linh và triết lý sống của người Việt.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp

Gọi ngay